Dù nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng những năm trước đây, Bà Rịa - Vũng Tàu ít được chú ý đến, so với các địa phương giáp ranh TP HCM như Bình Dương, Đồng Nai... Vài năm trở lại đây, tỉnh này đã trở thành điểm đến của không chỉ các chủ đầu tư lớn mà cả những doanh nghiệp nhỏ, nhà phân phối trong lĩnh vực phân phối bất động sản.
Trong đó, có thể kể đến dự án khu đô thị Barya Citi do Công ty Bất động sản Danh Khôi làm chủ đầu tư. Sở hữu vị trí ngay trung tâm của thành phố Bà Rịa - giáp với 3 mặt tiền đường Trường Chinh (quốc lộ 55), Cách Mạng Tháng Tám và Nguyễn Văn Cừ - dự án có 427 căn nhà phố thương mại được chủ đầu tư xây sẵn.
Phối cảnh tổng thể dự án Barya Citi.
Barya Citi sở hữu các tiện ích nội khu cao cấp như hồ bơi hiện đại dài 58m, quầy bar nhiệt đới, trung tâm thương mại, trường học quốc tế, khu vui chơi dành cho trẻ em, camera toàn khu... Ngoài ra, chủ đầu tư còn hợp tác với một công ty quản lý chuyên nghiệp của Nhật Bản là Anabuki để vận hành quản lý.
Ngoài dự án Barya Citi, Bà Rịa - Vũng Tàu còn có sự có mặt của Công ty Bất động sản Eximrs với dự án đất nền Baria Central ở trục đường Hương Lộ 2, Hưng Thịnh với dự án hơn 400 nền nhà phố, hay các dự án của Novaland, Phúc Điền Land, Công ty Địa ốc Việt Hân, Công ty Gia Long, Công ty Nam Hải.
Phối cảnh dãy nhà phố bên trong dự án Barya Citi.
Nhiều "đại gia" địa ốc đến từ phía Bắc cũng lên kế hoạch vào Bà Rịa Vũng Tàu như Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn BRG, FLC. Mới đây, Korea Infrastructure Company Limited cho biết sẵn sàng đầu tư 3,2 tỷ USD vào dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sân golf Paradise và Khu đô thị mới Bàu Trũng nếu được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận. Công ty TNHH Hồ Tràm cũng vừa công bố sẽ rót vốn vào dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí phức hợp Hồ Tràm và đầu tư sân bay Lộc An.
"Với những gì đang diễn ra, chắc chắn trong những năm tới, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có một sự thay đổi diện mạo lớn từ những cuộc đổ bộ này", đại diện Danh Khôi chia sẻ.
Tiến độ thi công thực tế tại dự án.
Cũng theo đại diện doanh nghiệp, bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư, trước hết là nhờ sự thúc đẩy của hạ tầng. Tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và quốc lộ 51 mở rộng đã giúp khoảng cách di chuyển từ TP HCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu rút ngắn một nửa thời gian so với trước đây.
Sắp tới đây, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đưa vào sử dụng, sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, các dự án như sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu... được quy hoạch và từng bước đi vào hoạt động cũng thúc đẩy xu hướng đầu tư đón đầu tiềm năng bất động sản trung tâm tỉnh. Việc khơi thông dòng kết nối không chỉ thuận lợi với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, mà còn dễ dàng kết nối với miền Tây Nam Bộ.
Bà Rịa - Vũng Tàu còn được quy hoạch trở thành trung tâm về dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước, trong đó Cảng quốc tế Cái Mép là một trong 19 cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn. Ngoài ra, còn có các dự án như Sân bay Quốc tế Long Thành, tuyến cao tốc Biên Hòa - Bà Rịa...
Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu còn hội tụ các yếu tố để phát triển song song công nghiệp và du lịch nhờ có bờ biển đẹp trải dài hàng trăm km.