Điều này, khẳng định giá trị thương hiệu của 2 loại trái cây này ở tỉnh Bến Tre, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Cơ quan Sở hữu trí tuệ Canada đã đồng thời chấp thuận bảo hộ độc quyền cho cả 2 nhãn hiệu gồm: Nhãn hiệu “Ben Tre Pomelo & Device” dành cho bưởi da xanh có số đăng ký TMA1,257,893 và nhãn hiệu “Ben Tre Coconut & Device” dành cho dừa xiêm xanh có số đăng ký TMA1,257,904. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre được ghi nhận là chủ sở hữu của 2 nhãn hiệu chứng nhận.
Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận là các tài sản trí tuệ, cũng là các công cụ pháp lý hiệu quả để không những ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền mà còn tạo tiền đề để nông sản của tỉnh được khoác lên mình tên gọi “BẾN TRE” khi đi ra toàn cầu; đồng thời khẳng định chất lượng và đặc trưng của sản phẩm trên trường quốc tế và còn mở ra cánh cửa mới cho sự phát triển kinh tế vùng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu.
Cannada là thị trường tiềm năng mà tỉnh Bến Tre hướng đến để xuất khẩu hàng hóa với giá trị cao cũng là điều kiện tốt để mở rộng xuất khẩu ra toàn cầu. Do đó, ngành nông nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sản xuất dừa xiêm xanh, bưởi da xanh cũng như các loại cây ăn trái khác theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị...để nâng cao chất lượng hàng hóa.
Tỉnh Bến Tre có diện tích vườn dừa xiêm xanh và bưởi da xanh lớn nhất là chất lượng rất cao ở vùng ĐBSCL. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Bến Tre, đến thời điểm này diện tích dừa xiêm xanh gần 20.000ha/79.000ha vườn dừa của tỉnh, chiếm 21% trong tổng diện tích vườn dừa. Riêng bưởi da xanh toàn tỉnh đã trồng khoảng 10.000 ha chiếm 20% diện tích cây ăn trái của toàn tỉnh, cho sản lượng 200.000 tấn/năm. Thời gian qua, 2 sản phẩm nông sản này đã xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới.