Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang giá heo hơi đạt mức 70.000 - 71.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi ở mức 65.000 - 69.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 65.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 17/8/2022: Miền Nam tiếp tục tăng. Ảnh: Đỗ Khải
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá heo hơi ở mức 64.000 - 67.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 58.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 58.000 - 67.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bến Tre, Cần Thơ giá heo hơi đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg lên mức 65.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Cà Mau giá heo hơi ở mức cao nhất toàn miền 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Tiền Giang, An Giang giá heo hơi đạt mức 67.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá heo hơi được thu mua với mức 62.000 - 65.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 62.000 - 70.000 đồng/kg.
Việt Nam chi 3,1 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 7 tháng năm 2022, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phải chi tới gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu 2 nguyên liệu chính là ngô, đậu tương. Ngoài ra, Việt Nam còn tốn hơn 400 triệu USD để nhập khẩu các nguyên liệu khác. Như vậy, nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm từ đầu năm đến nay lên tới 3,1 tỷ USD.
Cục Chăn nuôi cho hay, do sản lượng ngô và đậu tương trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 37% nhu cầu của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên suốt nhiều năm qua nước ta phải nhập khối lượng rất lớn 2 nguyên liệu này. Brazil, Hoa Kỳ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 với 99,2% thị phần.
Cục Chăn nuôi cho rằng dịch bệnh Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Nguồn cung giảm, giá cước vận chuyển tăng cao đã đội giá nguyên liệu và thành phẩm.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine đang tác động lớn đến nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá ngô và các mặt hàng nông sản khác trên thị trường thế giới và Việt Nam.
Mặt khác, Hoa Kỳ tăng sản xuất cồn sinh học từ ngô, các nước Nam Mỹ như Argentina, Brazil mất mùa vì hạn hán đã khiến lượng ngô xuất khẩu giảm mạnh, đẩy giá lên cao. Ngoài ra, thời gian gần đây một số nước có chính sách tạm dừng xuất khẩu lương thực để đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng sẽ làm giảm nguồn cung và tăng giá nguyên liệu thức ăn trên thế giới. Vấn đề này đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người chăn nuôi khi chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán sản phẩm chăn nuôi có xu hướng giảm.
Hiện nay, giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính so với bình quân trong tháng 6 giảm, cụ thể: giá ngô hạt 8.600 đồng/kg (giảm 5,5%); khô dầu đậu tương 14.050 đồng/kg (giảm 0.4%); dinh dưỡng gia súc 10.500 đồng/kg (tương đương); cám gạo chiết ly 5.550 đồng/kg (giảm 0,3%).
Cục Chăn nuôi dự báo trong 5 tháng cuối năm, giá một số nguyên liệu chính của ngành thức ăn chăn nuôi có thể giảm. Tuy nhiên, mức giảm được cho là không nhiều do gần đây một số nước đang thực hiện chính sách an ninh lương thực trong nước cấm xuất khẩu, ảnh hưởng đến giá ngô, khô đậu tương, lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi. Việc này cũng có thể kéo giá thức ăn chăn nuôi trong nước giảm theo.
Theo Tiêu dùng (tieudung.vn)