Giá nông sản ngày 17/8: Cà phê quay đầu giảm
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 48.200 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 48.100 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 48.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 48.600 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 48.600 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 48.500 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 48.600 đồng/kg, 48.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 48.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 48.100 - 48.700 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 2.224 USD/tấn sau khi giảm 1,42% (tương đương 32 USD).
Ảnh minh họa. Ảnh: Đàm Dưỡng
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 219,35 US cent/pound, giảm 2,73% (tương đương 6,15 US cent).
Theo Bộ Công Thương, châu Phi là thị trường có nhu cầu lớn đối với cà phê Việt Nam, mỗi năm dành khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu cà phê và nước ta là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính. Ngoài xuất khẩu thô, một số thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam cũng được quan tâm tại khu vực này. Vì vậy, doanh nghiệp có nhu cầu cần đầu tư nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường để nắm bắt lấy cơ hội.
Giá nông sản ngày 17/8: Tiêu cao nhất đạt 72.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 72.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 69.000 - 72.000 đồng/kg.
Theo số liệu công bố của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, lượng xuất khẩu hồ tiêu của cả nước trong tháng 7/2022 đã giảm 23,1%, kim ngạch giảm 21,7% so với tháng trước. Đáng chú ý, lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong tháng 7 đã chững lại sau khi tăng mạnh trong tháng 6/2022, chỉ đạt 1.227 tấn.
Trước thực trạng trên, các chuyên gia dự báo giá tiêu có thể chưa tăng trở lại trong ngắn hạn, thậm chí có thể tiếp tục giảm. Nguyên nhân là bởi thị trường đang xuất hiện những yếu tố bất lợi cho sự phục hồi của giá tiêu.
Đầu tiên chính là sức ép của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản buộc những đơn vị nhập khẩu không vội vàng ký hợp đồng mới bởi tồn kho vẫn còn. Trong khi đó, giới đầu cơ trong nước cũng sẽ tính toán đến việc bán cắt lỗ do phải gánh lãi suất cao. Điều này khiến thị trường liên tục rơi vào trạng thái thừa cung, thiếu cầu.
Không những thế, nỗi lo nhu cầu giảm sút khi lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ là hai thị trường tiêu thụ hồ tiêu chủ lực của Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng đến giá tiêu.
Một khó khăn nữa là rào cản kỹ thuật ngày càng cao của các nước nhập khẩu về dư lượng chất bảo vệ thực vật liên tục được đưa ra với mức nhỏ hơn gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Trước thực trạng trên, các chuyên gia cho rằng, thị trường hồ tiêu có thể đặt kỳ vọng từ các tháng cuối năm, lượng hàng xuất sang Trung Quốc tăng đột biến, cùng với lạm phát hạ nhiệt ở châu Âu, Mỹ sẽ giúp hồ tiêu có nhiều đơn hàng xuất khẩu để kéo giá tiêu cuối năm lên các mốc 80.000 - 90.000 đồng/kg như mong muốn từ đầu vụ.
Tuy nhiên, để xuất khẩu hồ tiêu bền vững, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản và sớm chuyển dần sang xuất khẩu chính ngạch.