Tương tự Dow Jones, cả S&P 500 và Nasdaq Composite có tuần giao dịch tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong khi đó, nếu xét đà giảm từ mức đỉnh, Dow Jones hiện thấp hơn 35,2%, trong khi S&P 500 giảm hơn 32%.
Yếu tố đè nặng lên thị trường, ngoài quyết định yêu cầu người dân ở nhà của New York, còn là sự đảo ngược nhanh chóng của giá dầu và đồng USD mạnh. Việc tái đầu tư vào dầu, tài sản đã mất một nửa giá trị trong một tháng, đang khiến nhà đầu tư phải bán tài sản ở các thị trường khác. Giá dầu WTI trên sàn New York đã quay đầu giảm hơn 11% vào cuối phiên, dù trước đó đã phục hồi trong gần hết thời gian giao dịch.
"Các thị trường đang giao dịch nghiêng về cảm xúc hơn dữ liệu thực tế. Đó là nguyên nhân gây ra sự biến động ", Sal Bruno - Giám đốc đầu tư tại IndexIQ cho biết, "Các tài sản đã bị bán tháo, nhưng thực sự không có lý do chính đáng, tất cả chỉ do nỗi sợ".
Sự bất ổn của thị trường cũng thể hiện qua biến động của các chỉ số chính. S&P 500 xác lập một chuỗi kỷ lục 8 ngày giao dịch liên tiếp có mức đóng cửa biến động ít nhất 4%. Chỉ số CBOE (VIX) - thước đo sự sợ hãi của nhà đầu tư Phố Wall - đã đóng cửa trên 80 vào đầu tuần - tương đương với thời kỳ đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính.
Tính chung cả tháng 3, Dow Jones đã giảm hơn 24%, hướng tới mức giảm mạnh nhất trong một tháng kể từ tháng 9/1931. S&P 500 giảm 22% so với tháng trước và cũng hướng tới tháng tệ nhất kể từ giữa năm 1940.
- Dầu thô lại bị bán tháo
- Lý do Fed phải hãm đà tăng của USD
- Mỹ có thể can thiệp cuộc chiến giá dầu Nga – Saudi Arabia
Minh Sơn (Vnexpress- theo CNBC)